Lịch sử Hệ_thống_luật_châu_Âu_lục_địa

Các hệ thống luật trên thế giới.
  Hỗn hợp của dân luật và thông luật

Hệ thống dân luật dựa trên luật La Mã, đặc biệt là Corpus Juris Civilis (Dân pháp đại toàn) của Hoàng đế Justinian I, và sau đó được các học giả pháp lý thời Trung cổ phát triển thêm.

Sự chấp nhận luật La Mã có các đặc trưng khác nhau tại mỗi quốc gia. Trong một số trường hợp, hiệu lực của nó được tạo ra từ hành động lập pháp, nghĩa là nó trở thành luật thực chứng, trong khi ở các trường hợp khác nó được chấp nhận bằng các quy trình pháp lý đề ra bởi các nhà lý thuyết pháp lý.

Vì vậy, luật La Mã đã không chi phối một cách tuyệt đối tại châu Âu. Luật La Mã chỉ là nguồn luật pháp thứ cấp chỉ được áp dụng khi các tập quán và luật lệ cục bộ địa phương thiếu sự sửa đổi thích hợp cho từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, các quy tắc cục bộ địa phương cũng chủ yếu được diễn giải theo luật La Mã (nó là truyền thống pháp lý chung của châu Âu theo kiểu này), kết quả là luật La Mã có ảnh hưởng như là của nguồn luật chính.

Đặc trưng thứ hai, ngoài nền tảng luật La Mã, là sự pháp điển hóa mở rộng cho luật La Mã đã được phê chuẩn, nghĩa là đưa nó vào trong các bộ luật dân sự. Khái niệm pháp điển hóa có nguồn gốc từ luật HammurabiBabylon cổ đại.

Khái niệm pháp điển hóa được phát triển tiếp trong thế kỷ 17 và 18, như là sự biểu lộ của cả luật tự nhiên và các ý tưởng của phong trào khai sáng. Ý tưởng chính trị của thời đại này được thể hiện bằng các khái niệm dân chủ, bảo hộ sở hữupháp quyền. Quan điểm như vậy đòi hỏi phải có sự tạo ra một sự chắc chắn của luật pháp, thông qua sự ghi chép luật và sự đồng nhất của nó. Vì thế, sự pha trộn nói trên của luật La Mã và các tập quán, luật lệ địa phương đã ngừng tồn tại để nhường chỗ cho pháp điển hóa luật, để có thể góp phần cho các mục đích của ý tưởng chính trị nói trên.

Một nguyên nhân khác góp phần vào sự pháp điển hóa là ý niệm nhà nước dân tộc (quốc gia dân tộc), được sinh ra trong thế kỷ 19, đòi hỏi phải có sự ghi chép luật pháp mà có thể áp dụng được cho nhà nước đó.

Chắc chắn đã có những phản ứng đối với mục tiêu pháp điển hóa luật. Những người đề xuất ý tưởng pháp điển hóa coi nó như là có lợi cho sự chắc chắn, đồng nhất và việc ghi chép có hệ thống của luật pháp; trong khi những người phản đối lại cho rằng pháp điển hóa có thể gây ra sự cứng nhắc của luật pháp.

Cuối cùng, cho dù có sự phản đối và kháng cự thế nào đi chăng nữa đối với pháp điển hóa thì quá trình pháp điển hóa các bộ luật tư (tư pháp) châu Âu cũng tiến lên. Bộ Luật Dân sự Napoleon năm 1804, Luật Dân sự Đức (Bürgerliches Gesetzbuch) năm 1900luật dân sự Thụy Sĩ là các bộ luật dân sự quốc gia có ảnh hưởng nhiều nhất.

Do Đức là một cường quốc vào cuối thế kỷ 19 và hệ thống pháp lý của nước này được tổ chức khá tốt, trong khi nhiều quốc gia châu Á là các nước đang phát triển, nên Luật Dân sự Đức đã trở thành nền tảng cho các hệ thống pháp lý của Nhật BảnHàn Quốc. Tại Trung Quốc, Luật Dân sự Đức được giới thiệu vào những năm cuối thời nhà Thanh và tạo thành nền tảng cho luật pháp của Trung Hoa Dân Quốc, hiện nay vẫn có hiệu lực tại Đài Loan.

Một số tác giả cho rằng dân luật cũng phục vụ trong vai trò của nền tảng cho pháp chế xã hội chủ nghĩa được sử dụng tại các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản, trong đó các nguyên tắc pháp lý dựa trên các nguyên tắc chung của dân luật và sự bổ sung các ý tưởng của chủ nghĩa Marx–Lenin.

Một vài chế định pháp lý trong dân luật cũng được lấy và sửa để thích ứng từ các chế định tương tự trong luật Hồi giáoluật học Hồi giáo trong thời kỳ Trung cổ. Ví dụ, chế định Hawala của luật Hồi giáo đã ảnh hưởng tới sự phát triển của Avallo trong dân luật ItaliaAval trong dân luật Pháp.[1] Khái niệm commenda thành viên hợp vốn trong công ty hợp danh sử dụng trong dân luật châu Âu cũng mô phỏng theo Qirad và Mudaraba trong luật Hồi giáo. Khái niệm res judicata (vụ việc đã được phán quyết) trong dân luật[2]chuyển nhượng nợ là không được phép theo luật La Mã nhưng lại được phép trong dân luật hiện đại, có thể có nguồn gốc từ luật Hồi giáo. Khái niệm về đại lý cũng từng là "chế định không được biết đến đối với luật La Mã", trong đó một cá nhân không thể "ký kết một hợp đồng ràng buộc thay mặt cho một người khác trong vai trò của người đại lý." Khái niệm về đại lý được giới thiệu bởi các luật gia Hồi giáo, và vì thế khái niệm đại lý của dân luật có thể có nguồn gốc từ luật Hồi giáo.[1]

Luật Hồi giáo cũng giới thiệu "hai nguyên tắc nền tảng cho phương Tây, mà cấu trúc tương lai của luật dựa theo đó, là: công bằngthiện ý (bona fide)", để dẫn tới khái niệm pacta sunt servanda (thỏa ước phải được tôn trọng) trong dân luật và luật quốc tế. Ảnh hưởng khác của luật Hồi giáo đối với truyền thống dân luật là giả định vô tội, được Louis IX của Pháp giới thiệu vào châu Âu ngay khi ông trở về từ Palestine sau Thập tự chinh. Trước đó, tố tụng pháp lý châu Âu hoặc là xét xử theo trận chiến hoặc xét xử theo thử thách tội. Ngược lại, luật Hồi giáo dựa trên giả định vô tội từ khi bắt đầu, như được khalip Umar tuyên bố trong thế kỷ 7.[3] Siete Partidas của Alfonso X, được coi là "chiến công của khoa học pháp lý" trong truyền thống dân luật,[4] cũng chịu ảnh hưởng từ luận thuyết pháp lý Hồi giáo Villiyet được viết tại Tây Ban Nha Hồi giáo.[3]